Pages

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

Sâu đục cành trên cây Thanh trà xử lý như thế nào để có hiệu quả cao?

Các cây có múi cam thuộc họ quýt như cam, chanh, quýt, bưởi, bòng, thanh trà... có rất nhiều loại sâu bệnh gây hại, trong đó có nhóm sâu đục cành, đục thân, đục gốc hay còn gọi là sâu Bore là nhóm nguy hiểm nhất.
Mức độ lây lan của nhóm này rất nhanh, có thể dẫn đến huỷ diệt cả vườn cây lớn nhưng rất khó phòng trị vì chúng nằm sâu bên trong cành, thân, gốc cây thuốc hóa học không thể thấm vào bên trong được vì vậy việc phun thuốc  hóa học rất ít có hiệu quả.

Sâu đục cành có tên khoa học là Chelidonium argentatum Dalm, là sâu non của con xén tóc màu xanh nên gọi là xén tóc xanh. Xén tóc xanh thường đẻ trứng vào tháng 5-6 trên các nách lá ngọn cành tăm. Sau 10-12 ngày sâu non nở và bắt đầu gặm vỏ cành để sống, đục phá từ cành nhỏ đến cành lớn và cả thân cây. Từ 8 đến 9 tháng sau, sâu non đục đến cành cấp 1 hoặc cành cấp 2, thậm chí có thể tới thân, tuỳ theo độ dài của cành. Thông thường tập trung là cành cấp 1, sâu non làm một buồng hoá nhộng bằng cách dùng mùn cưa và chất bài tiết vít đường đục lại rồi đục một lỗ ra ngoài, chừa lại vỏ cành để làm cửa vũ hoá sau này. Khoảng tháng 2, tháng 3, sâu non hoá nhộng, tới tháng 4, tháng 5 thì vũ hoá thành con xén tóc xanh bay ra. Vòng đời của sâu là một năm.Trên một thân cây có thể bị hàng chục con sâu đục cành và nếu 2-3 năm liền bị hại thì cây sẽ chết.

Sâu đục thân có tên khoa học là Nadezhdiella cantori Hope, là sâu non của con xén tóc màu nâu nên gọi là xén tóc nâu. Xén tóc nâu thích nơi râm mát, ban ngày ẩn nấp, ban đêm thường tìm đến đẻ trứng vào những kẽ nứt, những chỗ gồ ghề ở thân cây cách mặt đất từ 0,3 đến 1 m. Trong các tháng 5-6-7, sau khi đẻ, 6-12 ngày trứng nở.
Sâu non nở ra chui vào vỏ và phá hoại phần gỗ từ 22 đến 24 tháng, tạo thành những đường đục ngoằn ngoèo không theo qui luật dọc theo thân cây. Sâu hoá nhộng vào khoảng tháng 2 và vũ hoá thành xén tóc nâu vào tháng 3 và tháng 4. Vòng đời của sâu đục thân kéo dài từ 2,5 đến 3 năm.

Sâu đục gốc có tên khoa học là Anoplophora chinensis Forster, còn gọi là xén tóc sao hay xén tóc hoa vì trên toàn thân màu đen của con bọ trưởng thành cánh cứng này có điểm khoảng 30 chấm trắng. Con trưởng thành thường ăn bổ sung bằng các phần non của cây, đặc biệt là rễ non trước khi đẻ trứng vào tháng 5, tháng 6, vũ hoá vào tháng 5-6. Trước khi đẻ, xén tóc sao cắn vào gốc cây một vết hình chữ T ngược rồi đẻ trứng vào đó. Sau 6-12 ngày thì trứng nở, sâu non di chuyển xuống phía dưới gốc, phá hại phần gốc, rễ cây tiếp giáp với thân. Đầu tiên sâu hại vỏ, sau đó đục vào bên trong phần gỗ. Nhiều khi sâu đục cả những rễ to làm cho cây héo toàn bộ, rụng lá và chết. Sâu non phá hại trong 2-3 tháng thì nghỉ đông ở gốc cây. Đến tháng 3, tháng 4 năm sau thì hoá nhộng, tháng 5-6 vũ hoá. Vòng đời của xén tóc sao là một năm.

Biện pháp phòng trừ
Với sâu trưởng thành: Dùng vợt hoặc bắt bằng tay đối với cả 3 loại xén tóc trong thời gian con trưởng thành vũ hoá và đẻ trứng từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm.

Diệt sâu non bằng cách bẻ cành non bị héo (đối với sâu đục cành) vào các tháng 5, 6, 7. Những cành con bị sâu tiện một vòng tròn quanh vỏ sau vài ngày thường bị héo. Khi lá mới chớm héo, còn màu xanh nhưng mép lá hơi uốn cong, dùng sào dài có chạc khẽ vặn, cành sâu sẽ gãy dễ dàng, sâu sẽ rơi ra và chết. Nếu cành đã héo khô thì sâu non đã đục trở xuống phía dưới vòng tròn. Có thể cắt hoặc bẻ xuống dưới một đoạn  có thể loại bỏ được sâu non. Kinh nghiệm nhiều gia đình cho thấy biện pháp bẻ cành héo triệt để có thể hạn chế được sự gây hại của sâu trên 90%. Với các con sâu non đã đục vào trong cành lớn, thân cây hoặc gốc cây thì có thể dùng một sợi dây thép nhỏ và cứng như dây phanh xe đạp để làm thành cái móc nhọn như lưỡi câu, luồn vào trong để ngoáy và kéo sâu non qua các lỗ đùn phân và mạt cưa trên thân, cành và gốc cây.

Quét thuốc: Sau khi thu hoạch quả, quét vôi hoặc Boóc-đô (pha tỉ lệ: 1 phần CuSO4 + 1 phần vôi tôi + 20 phần nước) vào gốc cây, thân cây từ 1m trở xuống để phòng các loại nấm bệnh và hạn chế việc đẻ trứng của các loại xén tóc.

Món ngon miền Tây: Thanh trà


Cây thanh trà trông giống như cây xoài, trái tương tự quả chanh, vỏ màu xanh, chín có màu vàng cam bóng láng, cơm mềm vị chua ngọt rất hấp dẫn và được mọi người, nhất là trẻ con ưa thích.

Thanh Trà
Có dịp về miền Tây vào mùa hè, khi xe dẫn qua cầu Cần Thơ (phía Bình Minh), du khách sẽ thấy những sạp bán hàng 2 bên lề đường treo lủng lẳng những chùm thanh trà màu vàng cam thật bắt mắt, khiến du khách không cưỡng lại được phải dừng xe mua vài ký ăn và làm quà.
Thanh trà (còn gọi là sơn trà) là loài cây hoang dại mọc nhiều ở vùng núi Thất Sơn (An Giang), vùng rừng Phú Quốc (Kiên Giang) và xã Đông Thành (Bình Minh – Vĩnh Long).
Cây thanh trà trông giống như cây xoài, trái tương tự quả chanh, vỏ màu xanh, chín có màu vàng cam bóng láng, cơm mềm vị chua ngọt rất hấp dẫn và được mọi người, nhất là trẻ con ưa thích. Thời vụ trái chín vào khoảng tháng giêng đến cuối tháng 3 âm lịch.
Thanh trà có 2 loại: chua và ngọt. Do đó, tùy theo khẩu vị của mọi người, du khách có thể chọn lựa. Nhưng để chắc ăn, ta cần nếm thử hương vị đặc trưng của trái rồi hãy mua. Giá thanh trà hiện nay khoảng 20.000 – 25.000đ/kg.
Thanh Trà
Thanh Trà
Có nhiều cách để thưởng thức hương vị của thanh trà. Cách thông thường, trái thanh trà sống (xanh) nấu canh chua (canh chua cá lóc, cá ngát hoặc tép). Mùi vị chua thanh của tô canh chua nấu với trái thanh trà rất đặc trưng, khác hẳn vị chua của me chín. Còn cách thưởng thức khác mà lứa tuổi teen ưa chuộng là trái thanh trà chín chấm muối ớt. Cầm trái thanh trà chín trong lòng bàn tay “vò” cho trái mềm, lột vỏ chấm vào chén muối ớt. Vị chua, ngọt, thơm của thanh trà; vị mặn, cay của muối ớt, và những cái “hít hà” vì cay nồng lên lỗ mũi, thật thú vị!
Riêng những người lớn tuổi, thư thả hơn khi về nhà, có cách thưởng thức như: thanh trà chín cho vào rổ rửa sạch. Dùng dao bén gọt bỏ vỏ, cho vào ly (khoảng 2 trái) cùng vài muỗng đường cát, một tí muối (cho có hương vị đậm đà). Lấy muỗng cà phê dầm cho cơm thanh trà nhừ ra với đường. Cho thêm tí nước vào khuấy cho hòa tan. Cuối cùng, bỏ vài viên đá vào là ta có được món thanh trà dầm đá giải nhiệt tuyệt hảo. Vị chua, ngọt của thanh trà, mát lạnh của nước đá như lan tỏa vào cổ họng, khiến ta cảm thấy như xua tan mọi mệt nhọc của chuyến du hành.
Cây trái nào cũng có mùa, muốn có trái thanh trà ăn dài dài cho “đỡ ghiền”, còn có cách chế biến khác nữa là làm mứt. Tuy hơi nhọc công một chút, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Mua vài ký thanh trà chín về nhà rửa sạch, gọt thành từng miếng như gọt xoài (để cả vỏ), bỏ hạt, cứ một ký cơm thanh trà trộn vào ½ kg đường cát trắng cho hòa tan. Cuối cùng, cho hỗn hợp vào nồi và đặt lên bếp với ngọn lửa liu riu cho đến khi đường cô lại sền sệt, nhắc xuống để nguội cho vào lọ ăn dần.

Thanh trà chín vàng miền Cửu Long


Cứ sau Tết âm lịch đến tiết thanh minh, trái thanh trà lại chín vàng cây, quả căng tròn đẹp kéo khách đi đường dừng chân ngắm nhìn. Thương lái đến vườn mua sỉ mang lên TP HCM, Vũng Tàu và bày ở dọc quốc lộ 1A để bán.

Những ngày này, người qua cầu Cần Thơ, phía bờ Bình Minh - Vĩnh Long, thích thú trước những điểm bán thanh trà màu sắc vàng ươm, quả căng tròn, đẹp như mơ.
Thanh trà là một loại cây rất kén đất, hiện trồng tập trung tại ấp Đông Hưng I và 2, thuộc xã Đông Thành, huyện Bình Minh, Vĩnh Long. Cây cao và to giống như xoài nhưng trái chỉ lớn bằng quả chanh. Khi sống trái màu xanh, lúc chín chuyển sang màu vàng óng mượt, căng tròn và mọng nước, nhìn vào thấy phát thèm. Khi bóc vỏ ra, thịt có màu vàng rực và thơm ngon, hấp dẫn như mùi xoài nhưng vị chua - ngọt.
Tại Hà Tiên, Kiên Giang cũng có nhiều cây thanh trà. Chúng mọc thành rừng, cho nên còn gọi là sơn trà, nhiều nhất dọc theo chân núi Tô Châu nhưng trái nhỏ và chua hơn thanh trà Đông Hưng.
Ông Lê Văn Tài với cây thanh trà 4 năm tuổi trong vườn nhà. Ảnh: Thiên Lộc.
Ông Lê Văn Tài với cây thanh trà 4 năm tuổi trong vườn nhà. Ảnh: Thiên Lộc.
Mùa xoài cũng là mùa của thanh trà, kéo dài từ sau Tết cho đến hết tháng 3 âm lịch. Ông Lê Văn Tài, 84 tuổi, người có trên 10 công thanh trà trồng xen với các loài cây khác cho biết: Cây thanh trà đã có mặt tại Đông Hưng từ hơn một thế kỷ nay do một vị tiền bối trong làng mang về trồng. Có cây cho trái chua, có cây trái vừa ngọt vừa chua. Hiện cây tổ vẫn còn sống và hằng năm ra trái sum suê. Mãi sau này nông dân mới biết cách chọn những cây trái ngọt để nhân giống. Nếu chiết cành, chỉ sau 3 năm cây sẽ cho trái thay vì trồng hạt phải mất 10 năm.
Thế là trong vòng hai mươi năm trở lại đây, cây thanh trà đã bắt đầu được nhân rộng tại ấp Đông Hưng I và II, nay mở rộng thêm ở ấp Đông Hòa, Mỹ Hòa và một số nơi trong huyện Bình Minh. Tại đây, có người trồng vài ba cây, có người vài chục cây đến vài trăm cây.
Thanh trà cho trái chín vàng ươm, chuẩn bị được thương lái chuyển đi các nơi. Ảnh: Thiên Lộc.
Thanh trà cho trái chín vàng ươm, chuẩn bị được thương lái chuyển đi các nơi. Ảnh: Thiên Lộc.
Những gia đình tiên phong mở đường cho cây thanh trà đi lên, thu nhập mỗi năm trên vài chục triệu đồng là ông Năm Trượng, ông Sáu Vẹn, ông Tư Khải, ông Mười Tài… Chị Trần Thị Ba cho biết vườn chị có 60 cây, mỗi năm thu trên vài chục triệu đồng. Ngoài bán trái, nhiều chủ vườn còn bán thêm cây giống nên thu nhập rất tốt.
Vài năm trở lại đây do nhu cầu tiêu thụ mạnh, được giá nên kích thích nhiều nông dân đầu tư cho cây thanh trà. Đặc biệt năm nay thanh trà lại được giá, 15.000-20.000 đồng một kg. Những năm thất mùa hoặc đầu vụ, giá có khi vọt lên đến 25.000 đồng một kg. Bình quân một cây thanh trà trưởng thành có thể cho trên 200 kg trái.
Thanh trà ngoài ăn tươi, bà con còn dùng trái sống để nấu canh chua thay cho me rất ngon, trái chín để làm rượu, đặc biệt là cho trái vào ly khuấy chung với đường, dùng lạnh như một món giải khát tuyệt hảo trong mùa hè.
Thanh trà được bày bán dọc quốc lộ 1A đoạn qua đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Thiên Lộc.
Thanh trà được bày bán dọc quốc lộ 1A đoạn qua đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Thiên Lộc.
Hiện tại Đông Hưng lúc nào cũng rộn ràng tất bật cảnh trèo cây hái trái, phân loại và đóng thùng trước khi đưa đi tiêu thụ. Trong những ngày chính vụ, lực lượng hái trái và vận chuyển lên tới vài chục người, đa số là trẻ em và phụ nữ. Nhiều thương lái cũng có mặt tại vườn để thu gom hàng chở đi phân phối, nơi tiêu thụ mạnh nhất là TP HCM, Vũng Tàu và một số chợ miền Tây.
Thiên Lộc

Cây Thanh trà Bình Minh vào mùa thu hoạch


Hiện nay, người dân thị xã Bình Minh (Vĩnh Long) đang vào mùa thu hoạch rộ trái thanh trà. Tuy sản lượng và diện tích trồng nơi đây không lớn như các loại cây ăn trái khác như: Bưởi, cam, sầu riêng,… nhưng với đặc điểm trái nhỏ, có hột như xoài, vỏ và ruột màu vàng khi chín nên thu hút được nhiều khách đến mua.

Trái thanh trà được người dân huyện Bình Minh bày bán.
Trái thanh trà được người dân huyện Bình Minh bày bán.
Người dân thị xã Bình Minh trồng 3 loại cây thanh trà: thanh trà ngọt, thanh trà lai ngọt và thanh trà chua. Theo người dân địa phương, giá bán thanh trà năm nay cao hơn các năm trước; cụ thể, loại thanh trà ngọt có giá khoảng 100.000đồng/kg, thanh trà lai ngọt có giá khoảng 80.000đồng/kg và thanh trà chua có giá 45.000đồng/kg.
Bà Phan Thị Tươi, một người dân trồng thanh trà ở xã Thuận An, cho biết: “Gia đình tôi trồng 50 cây thanh trà, với chi phí bỏ ra 5 triệu đồng để chăm sóc, mỗi vụ gia đình tôi thu nhập cả trăm triệu đồng. Trồng thanh trà không tốn nhiều công chăm sóc, có thể trồng xen canh với các cây măng cụt, chanh hoặc trồng trên bờ ruộng. Không chỉ có gia đình tôi mà nhiều hộ dân trong xã Thuận An đều đầu tư vào cây thanh trà trong nhiều năm qua nên đời sống dần được cải thiện, xây dựng được nhà cửa khang trang”.
Còn ông Trần Thạnh Vẹn, xã Đông Thành, tâm sự: “Gia đình tôi trồng thanh trà chua trên 5 công (5.000m2) vườn, mỗi khi vào mùa thu hoạch, nhiều thương lái tự tìm đến mua và vận chuyển đi nên chúng tôi tốn ít chi phí. Tuy nhiên, giá thanh trà chua vẫn còn thấp nên tôi đang nhân rộng loại thanh trà ngọt vì loại thanh trà này rất được người dân ưa chuộng và không đủ bán.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thị xã Bình Minh, cây thanh trà trên địa bàn huyện thường được người dân trồng xen canh với các loại cây khác, tập trung nhiều nhất ở xã Đông Thành, Mỹ Hòa, Thuận An. Những năm gần đây, nhận thấy hiệu quả kinh tế từ thanh trà, nhiều bà con mạnh dạn mua giống về trồng và trở nên giàu có. Đặc biệt, loại thanh trà ngọt, bà con đang mở rộng diện tích vì thương lái các nơi đang dồn về mua với giá rất cao tại vườn.
Được biết, ngoài gọt vỏ ăn như xoài, dầm nước đá để uống, nhiều người dân còn đem trái thanh trà làm mứt hoặc ngâm rượu cho thơm. Hy vọng, trong thời gian tới, loại cây này tiếp tục mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho bà con nơi đây.


KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY THANH TRÀ


Cây Thanh Trà có tên khoa học Bouea gandaria Blume hay Bouea macrophylla Griff., thuộc họ Anacardiaceae, bộ Sapindales tên tiếng anh Marian plum, Gandaria, Marian mango hay Plum mango, là cây ăn trái nhiệt đới có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á. Ở Thái Lan, trái Thanh Trà được người tiêu dùng rất ưa chuộng, diện tích trồng Thanh Trà ở Thái tăng nhanh từ năm 1998. Năm 2001, chính phủ Thái bắt đầu xúc tiến quảng bá xuất khẩu loại trái cây này. Hiện nay, thanh trà Thái được xuất khẩu sang nhiều nước ở châu âu và được bày bán hầu hết trong các siêu thị ở Anh Quốc.


Cây thanh trà dễ trồng, ít nhiễm sâu bệnh hại, chịu hạn rất tốt, các giống thanh trà thương mại có nguồn gốc ở Thái Lan, Mỹ hầu hết đều có dạng quả dài, mùi vị thơm ngon, thịt trái có nhiều chất bổ dưỡng, màu sắc và mẫu mã trái đẹp nên rất hấp dẫn người tiêu dùng. Ở nước ta mùa thu hoạch trái thanh trà sớm hơn so với nhiều loại trái cây khác nên trái dễ bán được giá cao.

Thanh Trà ra hoa 2 đợt cách nhau khoảng 1 tháng, thời gian thu hoạch quả kéo dài từ giữa tháng 12 đến tháng 2 âm lịch. Theo tác giả (Chairuangyod, 1996) thanh trà là loại trái cây có nhiều tìm năng trong tương lai và là một trong những loại trái cây mang lại nguồn thu nhập cao nhất cho nhà vườn ở Thái.
KỸ THUẬT TRỒNG
-Đất trồng:
Cây thanh trà thích nghi rộng nên có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như: đất đỏ bazan, đất thịt, thịt pha cát, đất phù sa Đồng Bằng Sông Cửu Long,…
-Khoảng cách trồng:
Khoảng cách trồng thích hợp trên đất có độ phì thấp là: 7m x 7m (200 cây/ha), 8m x 8m (156 cây/ha) Đối với nền đất có độ phì cao trồng với khoảng cách thưa hơn 9m x 9m (123 cây/ha).
-Chuẩn bị hố trồng
Hố trồng đào 50 cm x 50 cm x 50 cm, khi đào hố nên để riêng lớp đất trên mặt ra một bên và đất ở lớp phía dưới ra một bên, bón lót mỗi hố 10-12 kg phân chuồng đã ủ hoai, 150-250 g Super lân, trộn đều với lớp đất mặt xung quanh, trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH đất. Ngoài vật liệu bón lót trên không nên dùng phân hữu cơ chưa hoai hay tro bếp bón lót dễ gây thối rễ và làm mặn đất.
-Trồng cây
Dùng tay móc một lỗ nhỏ giữa hố trồng sâu hơn chiều cao túi đựng thanh trà khoảng 2-3 cm, kích thước to hơn bầu cây đôi chút, để túi cây trên mặt đất, dùng dao sắc rạch một đường xung quanh túi nilon, cách đáy 2-3 cm, bóc lấy đáy túi ra. Xem xét bộ rễ, cắt bỏ tất cả các phần rễ cái, rễ con ăn ra khỏi bầu đất, sau đó đặt vào hố trồng, lấp đất và rút bọc nilon ra. Dùng tay lấp và ém chặc lớp đất xung quanh để cố định gốc cây con không bị gió lay, chú ý đặt cây vào hố trồng sao cho sau khi trồng cổ rể ngang bằng với nền đất xung quanh, không trồng âm hay lấp phần thân cây. Sau khi trồng cần làm bồn đường kính khoảng 1 m để nước tưới không chảy ra ngoài. 
Trồng xong lấy cọc cắm, buộc thân cây vào cọc tránh gió lay gốc, nên buộc lỏng bằng dây nilon. Nếu trồng vào mùa mưa thanh trà không cần che mát như sầu riêng hay măng cụt.
CHĂM SÓC

-Tưới nước:
Tưới nước ngay sau khi trồng, trồng vào đầu hay giữa mùa mưa sẽ đỡ công tưới. Nếu trồng trong mùa khô phải tưới nước ít nhất 1 tháng đầu, nên tưới bằng vòi phun với lượng nước tưới vừa đủ.

-Cắt tỉa cành:
Thanh Trà là loại cây đa thân, cây tự phân nhánh rất đều do đó việc cắt tỉa cành, tạo tán trong thời kỳ kiến thiết bơ bản đơn giản hơn so với các cây khác. Định kỳ 2-3 tháng dùng kéo tỉa bỏ bớt các cành mọc rậm rạp, tạo cho cây có bộ tán cân đối. Khi cây đã cho trái sau mùa thu hoạch, cắt tỉa bớt các nơi có mật độ cành mọc dày, tạo cho tán cây thông thoáng cây sẽ cho năng suất cao ở vụ kế tiếp.

-Bón phân 
Hàng năm vào đầu mùa mưa bón mỗi gốc 15-25 kg phân chuồng hoai/gốc, mục đích bổ sung thêm các chất dinh dưỡng vi lượng, độ mùn, tăng độ phì và tăng khả năng giữ của đất trong mùa khô. Bón bằng cách rãi đều lên mặc đất xung quanh mặc bồn.

Phân hóa học:
Năm thứ 1: Sau khi trồng 20 ngày bón phân NPK(15-15-15) hay NPK(16-16-8) 100-150g/gốc, bón bằng cách rải đều trên mặc đất xung quanh tán, tạo điều kiện cho rễ cây trồng hấp thu dinh dưỡng hiệu quả nhất, sau khi bón dùng cào cỏ cào nhẹ lớp đất mặc để phân dễ thấm sâu, sau đó phủ lên một lớp đất mỏng. Có thể pha loãng phân với nước tưới hiệu quả sẽ cao hơn. Sau đó định kỳ 3-4 tháng bón 1 lần, mỗi lần 100 - 200g/gốc kết hợp phun thêm phân bón lá để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây.
Năm thứ 2: dùng phân NPK trên bón liều lượng 0,5-1 kg, chia làm 2 lần bón (đầu và cuối mùa mưa).
Năm thứ 3 và thứ 4: cây bắt đầu cho trái bón mỗi gốc 1,5-3 kg chia làm 3 lần bón: lần 1 sau thu hoạch, lần 2 trước ra hoa, ở lần bón phân 2 có thể trộn thêm 0,5 kg phân lân nung chảy nhằm bổ sung thêm lân, canxi, megiê và một số nguyên tố trung vi lượng khác cho cây, lần 3 bón sau khi trái đậu 1 tháng. Khi cây cho trái ổn định mỗi năm bón 3-4 kg NPK, cộng thêm mỗi gốc 0,5-1 kg phân kali (K2SO4), phân kali sulphat bón trước thu hoạch khoảng 20 ngày bằng cách rãi đầu khắp mặt bồn sau đó tưới nước 2-3 lần để phân thấm sâu sẽ làm tăng đáng kể độ ngọt và màu màu sắt thịt quả.
Thu hoạch quả:
Cây thanh trà ghép cho trái sau 3-4 năm trồng, cây ≥ 7 năm tuổi cho năng suất 120-200 kg/cây. Trái thanh trà khi chín có thể neo trên cây 12-15 ngày. Dùng dụng cụ thang, kéo cắt trái và túi lưới để thu hoạch quả, hạn chế trèo lên cây vì dễ làm giãn, gãy cành sẽ ảnh hưởng đến năng suất vụ sau. Khi cắt trái nên chừa 1-3 lá ở cuốn trái, trái sẽ tươi lâu và dễ bán. Sau khi hái nên phân loại những trái có cùng kích thước và độ chín. Sau khi phân loại, trái được cho vào thùng xốp, mỗi thùng 20-25 kg để chuyển đến các khách hàng và đại lý tiêu thụ. 

Cây thanh trà dễ trồng, ít nhiễm sâu bệnh hại, chịu hạn rất tốt


CÂY THANH TRÀ

Cây Thanh Trà có tên khoa học Bouea gandaria Blume hay Bouea macrophylla Griff., thuộc họ Anacardiaceae, bộ Sapindales tên tiếng anh Marian plum, Gandaria, Marian mango hay Plum mango, là cây ăn trái nhiệt đới có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á. Ở Thái Lan, trái Thanh Trà được người tiêu dùng rất ưa chuộng, diện tích trồng Thanh Trà ở Thái tăng nhanh từ năm 1998. Năm 2001, chính phủ Thái bắt đầu xúc tiến quảng bá xuất khẩu loại trái cây này. Hiện nay, thanh trà Thái được xuất khẩu sang nhiều nước ở châu âu và được bày bán hầu hết trong các siêu thị ở Anh Quốc.

Cây thanh trà dễ trồng, ít nhiễm sâu bệnh hại, chịu hạn rất tốt, các giống thanh trà thương mại có nguồn gốc ở Thái Lan, Mỹ hầu hết đều có dạng quả dài, mùi vị thơm ngon, thịt trái có nhiều chất bổ dưỡng, màu sắc và mẫu mã trái đẹp nên rất hấp dẫn người tiêu dùng. Ở nước ta mùa thu hoạch trái thanh trà sớm hơn so với nhiều loại trái cây khác nên trái dễ bán được giá cao.

Thanh Trà ra hoa 2 đợt cách nhau khoảng 1 tháng, thời gian thu hoạch quả kéo dài từ giữa tháng 12 đến tháng 2 âm lịch. Theo tác giả (Chairuangyod, 1996) thanh trà là loại trái cây có nhiều tìm năng trong tương lai và là một trong những loại trái cây mang lại nguồn thu nhập cao nhất cho nhà vườn ở Thái. 
H1: Thanh trà ngọt (hạt lép)
H2: Thanh Trà Ngọt (quả chùm)
H3: Hoa Thanh Trà Ngọt
H4: Thanh Trà Mỹ (trái lớn)
H5: Thanh Trà Thái (trái lớn)
H6: Trái Thanh Trà Trưởng Thành
H7: Thịt Quả Thanh Trà

Mùa Thanh trà dưới chân cầu Cần Thơ


(Dân trí) -Khoảng tháng 3 ai có dịp về miền Tây khi xe dẫn qua cầu Cần Thơ (phía Bình Minh, Vĩnh Long), du khách sẽ thấy những “đòn gánh” nặng trĩu những chùm Thanh trà màu vàng cam, bắt mắt. Nếu người nào lần đầu tiên thấy, chắc hẳn sẽ mua vài ký Thanh trà thưởng thức.

Vào những ngày này, dọc hai bên đường dẫn lên cầu Cần Thơ (bờ Vĩnh Long) du khách sẽ thấy những sạp bán hàng 2 bên lề đường treo lủng lẳng những chùm thanh trà màu vàng cam thật bắt mắt, khiến du khách không cưỡng lại được phải dừng xe mua vài ký ăn và làm quà cho người thân, bạn bè.
Chị Nguyễn Thị Ni – một người bán trái Thanh trà dưới chân cầu Cần Thơ cho biết: “Cây thanh trà mỗi năm ra trái có một mùa vào khoảng tháng 3 và kéo dài đến hết tháng 4. Trái Thanh trà có giống loại ngọt, có giống loại chua nên khi khách mua mình hỏi kỹ để bán cho người ta. Thông thường nếu khách mua về ăn thì chọn loại ngọt, một số người mua trái Thanh trà về nấu canh chua, làm nước uống thì mua loại chua.”
Theo chị Ni, năm nay giá Thanh trà mua tại vườn cao hơn năm rồi hơn 2 lần. Theo chị Ni năm rồi chỉ 7.000 – 8.000 đồng/kg, năm tay tăng lên từ 20.000 – 25.000 đồng/kg. Bởi vậy sau khi lật lá, bỏ trái xấu thì các tiểu thương phải bán lại cho khách từ 30.000 – 35.000 đồng/kg thì mới có lời.
Chị Nga – có thâm niên bán trái thanh trà hơn 3 năm nay cho biết: “Ban đầu tui để nguyên trái trong xề bán nhưng thấy không hiệu quả nên tui và mấy đứa con chịu khó cắt bỏ lá và kết từng trái lại thành từng chùm, mỗi chùm độ 1 – 1,2kg rồi treo lên cây. Có lẽ vì màu vàng của trái Thanh trà và cách tiếp thị đập vào mắt người đi đường nên 1,2 năm gần gây người ta mua trái thanh trà nhiều lắm. Bời vậy, vào mùa thanh trà, đoạn đường hai bên cầu bây giờ có hơn 50 người treo Thanh trà lủng lăng trên cây bán như tui.”
Được biết cây Thanh trà (còn gọi là sơn trà) là loài cây hoang dại mọc nhiều ở vùng núi Thất Sơn (An Giang), rừng Phú Quốc (Kiên Giang) và xã Đông Thành (Bình Minh – Vĩnh Long). Cây thanh trà trông giống như cây xoài, trái tương tự  quả chanh, vỏ màu xanh, chín có màu vàng cam bóng láng, cơm mềm vị chua ngọt rất hấp dẫn và được mọi người, nhất là trẻ con ưa thích. Thời vụ trái chín vào khoảng tháng giêng đến cuối tháng 3 âm lịch.
Có nhiều cách để thưởng thức hương vị của thanh trà. Cách thông thường, trái Thanh trà sống (xanh) nấu canh chua (canh chua cá lóc, cá ngát hoặc tép). Mùi vị chua Thanh của tô canh chua nấu với trái thanh trà rất đặc trưng, khác hẳn vị chua của me chín. Còn cách thưởng thức khác mà lứa tuổi teen ưa chuộng là vò trái Thanh trà cho mềm rồi chấm muối ớt ăn. Vị chua, ngọt của Thanh trà; vị mặn, cay của muối ớt hoà chung nồng lên lỗ mũi, cũng thật thú vị.
Mang Thanh trà ra cầu Cần Thơ bán
Mang Thanh trà ra cầu Cần Thơ bán
Cắt bỏ hết lá
Cắt bỏ hết lá
Cắt bỏ hết lá
Buộc lại thành từng chùm thế này, mỗi chùm từ 1 - 1,2 kg
Buộc lại thành từng chùm thế này, mỗi chùm từ 1 - 1,2 kg
Người dân buộc trái Thanh trà thành từng chùm rồi treo lủng lẳng trên cây, bày bán
Người dân buộc trái Thanh trà thành từng chùm rồi treo lủng lẳng trên cây, bày bán
Theo chị Ni, mỗi ngày chị bán được từ 15 - 20 kg trái Thanh Trà
Theo chị Ni, mỗi ngày chị bán được từ 15 - 20 kg trái Thanh Trà
Những đòn gánh nặng trĩu trái Thanh Tra vàng cam bắt mắt
Những đòn gánh nặng trĩu trái Thanh Tra vàng cam bắt mắt
Những đòn gánh nặng trĩu trái Thanh Tra vàng cam bắt mắt
Những đòn gánh nặng trĩu trái Thanh Tra vàng cam bắt mắt

Những đòn gánh nặng trĩu trái Thanh Tra vàng cam bắt mắt
Nhiều khách đi đường ghé mua, một số người vì lạ, một số khác thì thích vị chua ngọt của trái Thanh trà

Nguyễn Hành